Năm nay mới 19 tuổi và là sinh viên năm thứ nhất tại đại học Stanford, Alexandra Huỳnh là Thi sĩ trẻ Quốc gia (National Youth Poet Laureate) gốc Việt đầu tiên ở Mỹ. Lớn lên ở Sacramento, California, Alexandra đại diện cho khu vực miền Tây. Tháng 5 năm ngoái cô được bầu chọn từ 5 nhà thơ trẻ thuộc 5 vùng trên nước Mỹ. Nhiệm kỳ một năm của cô sắp chấm dứt vào cuối tháng 5 năm nay. Sau đây là bản dịch bài phỏng vấn Alexandra Huỳnh, do Madeleine Weinfeld thực hiện, đăng trên tạp chí online ‘The Lily’.
ĐÁP: Thưa, em làm quen với thơ từ nhỏ. Em nhớ khoảng 7 tuổi mình đã bắt đầu tập tành viết nhạc. Lúc đó em được cho học hát, nhưng em cảm thấy những bản nhạc em hát chẳng liên quan gì tới cuộc sống của một đứa bé 7 tuổi như mình, nên em muốn viết một bài hát có thể diễn tả được chính mình. Tuy bài hát ấy không có gì cao siêu cả nhưng nó là một bước tiến quan trọng, nó giúp em hiểu cách dùng kinh nghiệm sống của mình làm đề tài sáng tạo.
Năm lên 16 em tham gia một cuộc thi độc diễn thơ (poetry slam) lần đầu. Ðó cũng là một kinh nghiệm mới mẻ đối với em. Em đi ngang căn phòng và liếc nhìn vào, không thấy người nào quen nên em bỏ đi luôn. Em gọi chị mình để nói em quyết định thôi không dự. Nhưng chị em, như nhiều bà chị khác, trấn an em rằng mọi chuyện đều OK, em cứ yên tâm. Thế nên em mới làm.
Em bước ra khỏi căn phòng đó với cảm giác mình là một con người mới bởi vì vừa khám phá ra được một cộng đồng nơi em có thể tự là chính mình và có quyền diễn đạt ý tưởng theo cách mình muốn.
ĐÁP: Vâng, nó là cả một sự thách đố. Ðại học là thời điểm để ta tự khám phá, thậm chí để tự tạo ra con người mới của mình. Thành thử vừa làm sinh viên vừa làm thi sĩ quốc gia rất là cực. Em phải trả lời phỏng vấn liên miên, nhất là lên TV, nơi em thấy có nhiều áp lực phải là chính mình — vì em muốn khán giả có thể cảm thông và hiểu mình là người như thế nào.
Ðôi khi người ta hỏi em, “Cô là ai?” Em không thể trả lời thẳng, và có vẻ như đây là một điều không hay lắm. Nhưng thật ra em đang cho phép mình trưởng thành và thay đổi cách nhìn đời. Em chấp nhận một sự thật là mình đang thay đổi, ngay cả trước mắt công chúng, và chuyện đó không sao. Em không cần sống theo ý người khác hay phải trở thành một con người như thế nọ thế kia; em còn trẻ nên việc mình sẽ thay đổi là chuyện đương nhiên.
Em nghĩ điều đó tốt thôi. Nó là dấu hiệu cho thấy em đang rút tỉa những kinh nghiệm thâu thập được ở đại học và những người xung quanh. Sẽ rất đáng sợ nếu tất cả những câu trả lời của em đều giống y hệt nhau cho cả năm!
ĐÁP: Ðiều quan trọng đối với em là giúp tạo ra những khoảng không gian nơi người trẻ có thể diễn đạt kinh nghiệm sống của mình mà cảm thấy an toàn. Chúng ta không thiếu những tài năng thiên bẩm, chúng ta chỉ thiếu chỗ cho họ nói lên sự thật. Em thật sự tin như vậy.
Là thi sĩ trẻ quốc gia, đôi khi em có cảm giác mình bị đặt vào cái thế phải có câu trả lời cho mọi thứ, hay mình là tiếng nói cho cả một thế hệ. Nhưng chúng ta sẽ tạo được ảnh hưởng mạnh hơn nếu ta mở rộng sân chơi để cho thật nhiều tiếng nói khác nhau có thể tham gia. Em muốn hướng sự chú ý của mọi người đến biết bao tài năng trẻ khác nữa thay vì chiếm ánh đèn sân khấu cho chính mình.
ÐÁP: Qua cơn đại dịch em thấy trong nhiều cộng đồng đã có sự đến gần nhau hơn để giúp đỡ lẫn nhau. Riêng phần mình, đối mặt sự an nguy đến tính mạng cũng khiến em biết lo lắng cho người thân và bản thân mình hơn. Em hy vọng những thay đổi tích cực này sẽ tiếp tục trong năm 2022, rằng mọi người vẫn sẽ đặt sức khoẻ lên hàng đầu thay vì làm việc quần quật không ngơi nghỉ như trước khi đại dịch xảy ra. Khi ta ngưng lại, tự dưng ta chợt nhìn thấy còn nhiều việc khác cũng cần phải làm ngoài cái lịch trình công việc kín mít. Chẳng hạn như vun quén mối liên hệ với người thân của mình và thật sự cho phép mình sống như một con người — thay vì như cái máy chỉ biết phục vụ một mục đích ngoại vi nào đó.
Em rất muốn thấy người ta xác định lại thế nào là một ngày làm việc có ý nghĩa, bằng cách xét lại xem điều gì quan trọng và làm cho họ thích thú nhất.
HỎI: Từ hôm Amanda Gorman đọc thơ tại lễ nhậm chức của Tổng thống Biden, vai trò thi sĩ trẻ quốc gia bỗng được nhiều người để ý tới. Em nghĩ sao về việc đó? Nó là một gánh nặng hay là niềm hứng khởi?
ĐÁP: Em thật sự hứng khởi khi thấy thơ được đưa lên hàng đầu trong tâm trí nhiều người. Và em cũng rất biết ơn Amanda Gorman đã soi được ánh đèn sân khấu lên bộ môn nghệ thuật này để cho nhiều người trẻ khác, nhiều nhà thơ trước đó cũng như sau này, tiếp tục công việc làm thơ.
Một trong những lý do em nghĩ thơ chạm được vào tâm hồn của dân Mỹ là vì nó là một lối kể chuyện rất lôi cuốn. Truyện kể là cách người khác tạo cảm thông với ta, giúp ta bước vào những thế giới hoặc kinh nghiệm sống của họ, dẫu ta khác họ nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được. Cho nên trước mắt em vẫn sẽ truyền cảm hứng cho những người trẻ khác để họ tiếp tục kể những câu chuyện của mình, bởi em tin rằng khả năng bị tổn thương là một trong những điểm trọng yếu nhất trong mỗi con người.
ĐÁP: Một trong những việc làm em rất vui là nhận được trên Instagram một mẩu tin nhắn từ một cô bé nọ. Cô nói với em là không ngờ được thấy có người đại diện cho nền văn hoá Việt của mình trên một diễn đàn cấp quốc gia. Nó làm em nhận thức được rằng ngoài kia có người đọc và xem mình diễn thơ; rằng họ cảm được những câu chuyện mình kể, ở một tầng sâu hơn là chỉ cảm thông một cách bình thường, đồng thời họ cũng thấy có chỗ cho họ tham dự.
Thành thử em muốn nói với mọi người, nếu ai đó cảm thấy mình không có tiếng nói trong cái không gian họ cho là quan trọng, hãy nhớ rằng đến một lúc nào đó không gian ấy sẽ rộng mở và ta sẽ được nghe hằng hà sa số những tiếng nói cùng các kinh nghiệm đời sống khác biệt. Và bạn có thể khởi động chuyện đó bằng cách kể câu chuyện của chính mình. Hoặc bạn có thể kể giùm cho những người không có cơ hội nói, hoặc cho những người chưa đủ can đảm cất lên tiếng nói của riêng mình.
IB Lược dịch