Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the complianz-gdpr domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hoadamne/bodhimedia.org/wp-includes/functions.php on line 6114
Thái Hạo: Phật giáo: tại sao không được tự xưng? • Bodhi Media

Thái Hạo: Phật giáo: tại sao không được tự xưng?

Trong lịch sử Phật giáo có nhiều câu chuyện về người mộ đạo tìm đến chùa xin xuất gia nhưng bị từ chối, vì sao? Phật giáo là một tôn giáo hướng nội, người ta đánh giá nhau qua căn cơ/căn tính, cái căn cơ mà nếu không phải là một vị thầy có đức hạnh và công phu tu hành thâm sâu thì khó lòng mà nhìn ra được.

Hồi tôi còn ở trong Nam, rất thân quý với một thầy là trụ trì một ngôi chùa nhỏ. Có rất nhiều người đã tìm đến thầy để xin xuất gia nhưng suốt 10 năm tôi ở đó, thấy thầy chưa từng xuống tóc cho một ai. Hỏi thầy là tại sao thế, thầy nói: phải qua thử thách. Người ta có thể vì một biến cố tai nạn nào đó trong cuộc sống hay vì một phút xốc nổi mà muốn đi tu. Họ vào rồi sẽ ra, như thế là làm ra một hình ảnh tồi tệ, là phá đạo. Đức Phật cũng nói, đại ý, chỉ có trùng (vi trùng) trong thân sư tử mới giết được sư tử, không ai phá được đạo của ta trừ chính bọn đệ tử.

Với người đến xin xuất gia thầy đều vui vẻ nhận vào chùa nhưng chỉ là cho làm công việc lao tác như quét dọn, nhang khói, nấu cơm bổ củi trồng rau, xây xướng… Không ai chịu nổi quá 3 năm. Cứ thế đến rồi đi. Thầy nói, đạo tâm họ không lớn, người thật sự có lý tưởng lớn sẽ không từ nan. Những người ấy nếu có cho họ xuất gia rồi thì cũng phá đạo thôi.

Có lẽ chúng ta không ai không biết “Chuyện tình Lan và Điệp”? Đi tu như thế thì tu cái gì. Đó là buồn tình chán đời mà trốn đời. Ngày nay, chùa như cái chợ, ai muốn vào thì vào muốn ra thì ra, miễn sao tiền cúng dường nhiều, xây chùa to, viện lớn mà vênh váo với đời. Không còn gì là chốn tu hành thanh tịnh nữa…

Lục tổ Huệ Năng của thiền tông Trung hoa khi tìm đến Ngũ tổ Hoằng Nhẫn xin xuất gia, sau vài câu hỏi của Ngũ tổ thì cho xuống bếp giã gạo… Suốt 8 tháng trời Ngũ tổ không một lần ghé qua hỏi han, nhưng Huệ Năng vẫn kiên trì làm việc không một lời than vãn oán trách. Thế rồi, một đêm, Ngũ tổ âm thầm truyền y bát cho Huệ năng và dặn là phải rời đi ngay. Ngũ tổ biết tình hình tăng đoàn, người ta sẽ không để cho Huệ Năng yên… Người thầy đã giác ngộ thì nhìn thấy tâm học trò như nhìn trái táo trong lòng bàn tay.

Cái quy định rằng, một người muốn xuất gia trở thành tu sĩ phải được một vị thầy đạo cao đức trọng chính thức đồng ý là bởi thế; nếu không vậy PG đã bị phá nát từ lâu rồi chứ không còn tồn tại đến ngày nay.

Mỗi tôn giáo có những cách thức khác nhau để giữ gìn chánh pháp, như Công giáo thì phải trải qua những trường lớp hết sức nghiêm ngặt với đủ vòng thi cử. Anh không thể thích thì tự xưng hay được phong là cha xứ, linh mục! Phật giáo, nhìn bề ngoài thì rất lỏng lẻo, nhưng kỳ thật, rất thâm áo, vì nó trực chỉ nhân tâm. Vấn đề là ngày nay nó đã bị phá vỡ bởi những sự tùy tiện không tuân thủ.

Chúng ta kêu ca về tình trạng Phật giáo Việt Nam ngày càng bát nháo, bọn ma tăng lộng hành buôn thần bán thánh, nhưng nhiều người trong chúng ta lại có vẻ đang cổ xúy cho những sự tùy tiện mà không biết rằng, chính những sự tùy tiện ấy đã góp phần quan trọng vào việc làm ra bức tranh nhàu nát của Phật giáo nước nhà hiện nay.

Thái Hạo

Bài ngẫu nhiên

Bài mới