Đó là câu hỏi bạn “văn” trẻ đặt ra với tôi. Và thêm: Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay Ta gì gì đâu có được ông Trời ưu ái thêm ngày nào!
Tôi nói: Đúng, nhưng nhìn kĩ xíu vẫn… sai đầy ra. Thử nhìn qua 4 yếu tố:
- Tiểu thuyết, Don Quixote de la Mancha được coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu; nghĩa là châu Âu đã có truyền thống tiểu thuyết hiện đại 4 thế kỉ: 3 điểm;
còn Việt Nam chưa tới trăm năm: 1 điểm. - Thế giới hôm nay thở hơi thở của văn minh Tây phương, các bình diện nghệ thuật luôn được nhìn/đánh giá qua con mắt thẩm mĩ Tây phương. Nhà văn Tây phương được trang bị nền tảng triết học và tư tưởng truyền thống họ: 3 điểm;
Việt Nam vừa mới học theo: 1 điểm. - Tây phương còn ý hướng [và đang] học thêm tư tưởng Đông phương: 1 điểm;
Nhà văn Việt Nam có truyền thống đó, nhưng lại đang rời xa nó: 1,5 điểm. - Năng khiếu và quyết tâm, có thể như nhau, Tây phương và Việt Nam cùng 1 điểm.
Cộng 4 khoản, nhà văn Tây phương: 8 điểm; Việt Nam: 4,5 điểm. Kết luận: Đọ thế nào mà đọ!?
Đó là chưa kể đến bề dày truyền thống: Môi trường giáo dục, cộng đồng độc giả, nhà phê bình, cơ chế, vân vân, Tây phương cũng ăn đứt ta nốt.
Làm gì?
- Nỗ lực tối đa, Khổng: Người cố gắng một, mình cần cố gắng hai; cố gắng hai không được, thì phải cố gắng gấp ba, gấp bốn…
- Học, học và học Tây phương ngay từ tiểu học, như người Nhật đã;
- Lặn sâu vào truyền thống Đông phương: Đông phương Ấn Độ, Đông phương Trung Hoa, Đông phương Hồi giáo.
- … và sáng tạo. Với văn chương, cần hoạch định “những tham vọng quá trớn, những mục tiêu bất khả lượng đạt”.
Chỉ thế thôi, chúng ta mới có cơ may và hi vọng.