Ý nghĩa của quỳ gối trong các vụ biểu tình chống bạo lực của cảnh sát
Quỳ gối trong truyền thống văn hóa và tôn giáo mang ý nghĩa của lòng khiêm nhường, tôn kính, ăn năn sám hối, tạ lỗi, xin ơn…
Trong các vụ biểu tình chống bạo lực cảnh sát và kỳ thi, một cử chỉ phản kháng được lặp lại nhiều lần: quỳ xuống đất. Nhưng ý nghĩa chính xác của nó là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Những hình ảnh tương tự như thế này nở rộ khắp nơi trên thế giới. Từ thủ đô Washington đến Paris, đến London, đầu gối trên mặt đất, các người biểu tình chống kỳ thị đòi hỏi công lý cho các nạn nhân của bạo lực cảnh sát sau cái chết của ông George Floyd, 46 tuổi chết ngày 25 tháng 5, đầu gối của một cảnh sát người da trắng vẫn ghì trên cổ sau khi ông Floyd nói nhiều lần ông không thở được. Nhưng cử chỉ này đến từ đâu?
Mới đầu cử chỉ này được nhiều người biết đến nhờ cầu thủ bóng đá người Mỹ Colin Kaepernick. Năm 2016, ông quỳ xuống đất khi nghe quốc ca. Nhưng truyền thống đòi hỏi phải đứng và đặt tay trên trái tim khi nghe quốc ca.
Ý nghĩa của việc quỳ gối này là gì?
Qua cử chỉ này, cầu thủ Colin Kaepernick có ý định phản đối bạo lực cảnh sát, bản thân ông là nạn nhân của các vụ phân biệt đối xử. Một vài ngày sau ông tuyên bố: “Tôi sẽ không đứng để bày tỏ niềm tự hào của tôi với lá cờ của một đất nước áp bức Người Da Đen”. Đó là vài tháng sau cái chết của Freddie Gray, một em bé da đen trẻ chết trong chiếc xe tải của cảnh sát ở thành phố Baltimore.
Ý tưởng đến từ đâu?
Ý tưởng quỳ gối là thành quả cuộc thảo luận giữa cầu thủ và một cựu chiến binh Mỹ. Cử chỉ này là cử chỉ của các quân nhân quỳ gối trước mộ các đồng đội đã hy sinh trong trận chiến. Cử chỉ quỳ gối cũng được xem là tiếp tục tư thế của mục sư Martin Luther King, năm 1975, khi người mục sư da đen quỳ gối trong một cuộc biểu tình ôn hòa.
Đâu là tiếng vang?
Sáng kiến của cầu thủ Colin Kaepernick đã có một tiếng vang chưa từng có. Ở tuổi 28, cầu thủ lên trang nhất tạp chí Time và lúc đó Tổng thống Barack Obama đã khen ngọi cử chỉ này. Ý tưởng sau đó được phong trào chống kỳ thị Black Lives Matter (Quyền sống của Người Da Đen) áp dụng.
Nhưng về phía Liên đoàn Bóng đá Mỹ NFL thì không nhìn cầu thủ Colin Kaepernick dưới khía cạnh tốt. Từ năm 2016, ông không còn hợp đồng. Ông tố cáo những người đứng đầu Liên đoàn tổ chức tẩy chay mình. Phong trào toàn cầu chống kỳ thị dần dần tham dự vào việc phục hồi cho ông. Chính Liên đoàn đã thừa nhận “sai lầm của họ khi đã không lắng nghe các cầu thủ”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Tham Khảo thêm:
– The Surprising Story Behind This Shocking Photo of Martin Luther King Jr. Under Attack
– This Photo of MLK Kneeling Has New Power Amid the NFL Protests. Here’s the Story Behind It
– Martin Luther King Jr. took a knee in 1965. Here’s a history of the powerful pose.