Mười lăm nhà lãnh đạo Phật Giáo có uy tín trên thế giới, trong đó có Đức Đạt-lai Lạt-ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã cùng ký vào một thông điệp lịch sử kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị đi đến một thỏa thuận hiệu quả về biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 tại Paris. Sư cô Chân Không – đệ tử lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – đã chia sẻ tại buổi họp báo: “Chúng ta gây tàn hại đối với trái đất cũng có nghĩa là chúng ta đang tàn hại chính mình. Trái đất không chỉ là môi trường sống của tất cả chúng ta, mà trái đất chính là Mẹ của chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con của đất Mẹ, vì vậy chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một đại gia đình. Chúng ta phải hành động, không phải vì trách nhiệm mà vì tình thương dành cho nhau và cho hành tinh này. Đức Bụt đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể sống đơn giản mà vẫn có thể có hạnh phúc.” Dưới đây là bản dịch nội dung Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu: Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 27.10.2014 trong khóa tu chánh niệm dành cho thầy cô giáo và các nhà giáo dục được tổ chức tại Làng Mai từ ngày 25/10 – 1/11/2014
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận đầy hoài bão và hiệu quả về biến đổi khí hậu.
Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định, thời điểm mà sự sống còn của loài người chúng ta cũng như của các loài khác trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng do những hành động của chính chúng ta. Vẫn còn thời gian để chúng ta giảm tốc độ và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu, nhưng để làm được như vậy, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Paris (COP21) cần đưa ra lộ trình cụ thể để chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cũng cần có các biện pháp toàn diện và lâu dài giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và tăng cường năng lực thích ứng của những đối tượng này.
Mối quan ngại của chúng tôi phát xuất từ cái thấy của Bụt Sakya Muni về tính tương duyên, tương tức của vạn vật trong vũ trụ. Thấu suốt được tính tương tức và ý thức về những hậu quả do hành động của mình gây ra là một bước vô cùng quan trọng giúp chúng ta giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường sống. Nuôi dưỡng tuệ giác tương tức và lòng từ bi, chúng ta sẽ hành động dựa trên tình thương, mà không phải là sự sợ hãi, để có thể bảo vệ hành tinh của chúng ta. Điều này đã được các nhà lãnh đạo Phật giáo nói đến trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, đời sống hằng ngày dễ khiến chúng ta quên đi rằng sự sống của chúng ta có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời với thiên nhiên, thông qua không khí mà chúng ta thở, nguồn nước mà chúng ta uống và thức ăn mà chúng ta tiêu thụ. Vì thiếu tuệ giác, chúng ta đang phá hủy chính hệ sinh thái mà chúng ta và các loài khác cần nương vào để tồn tại.
Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng Phật giáo thế giới cần thấy rõ mối tương quan, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với con người, cũng như giữa con người với thiên nhiên. Đây là điều vô cùng quan trọng. Cùng với nhau, loài người chúng ta phải hành động để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ gây nên cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay, đó là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những phương thức tiêu thụ không bền vững, sự thiếu ý thức và trách nhiệm về hậu quả của hành động do mình gây ra.
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ “Thời điểm hành động là Bây giờ: Tuyên ngôn Phật giáo về Biến đổi khí hậu”, một thông điệp được đông đảo các nhà lãnh đạo Phật giáo và các Giáo hội Phật giáo các nước tán thành. Chúng tôi cũng hoan nghênh và ủng hộ các tuyên bố về biến đổi khí hậu của các truyền thống tôn giáo khác, như Thông điệp của Đức Giáo hoàng Francis về “Chăm sóc ngôi nhà chung” được công bố vào đầu năm nay (Laudato Si’: On Care for Our Common Home), Tuyên ngôn của đạo Hồi về Biến đổi khí hậu (Islamic Declaration on Climate Change), cũng như Tuyên ngôn sắp được công bố của đạo Hindu về Biến đổi khí hậu (Hindu Declaration on Climate Change). Chúng tôi và các truyền thống tôn giáo khác gắn kết với nhau bởi mối quan tâm chung về mục tiêu chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm những phương thức tiêu thụ không bền vững, và những đòi hỏi về mặt đạo đức khi giải quyết những nguyên nhân cũng như tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất thế giới.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nỗ lực bằng ý chí chính trị của mình để thu hẹp khoảng cách về mục tiêu khí thải mà các quốc gia đã cam kết và đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu được duy trì ở mức dưới 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Chúng tôi cũng đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có một cam kết chung về tăng cường nguồn lực tài chính nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu.
Tin vui là chúng ta có cơ hội vô cùng quý báu để tạo ra một bước ngoặt lớn tại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Paris. Các nhà khoa học đảm bảo rằng mục tiêu giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1.5 độ C là khả thi, cả về mặt công nghệ cũng như mặt kinh tế. Việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển qua 100% năng lượng sạch, có khả năng tái tạo sẽ không những thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu, mà còn giúp chúng ta khởi đầu con đường làm mới nếp sống tâm linh, một điều vô cùng cần thiết cho thế giới hiện nay. Ngoài những tiến bộ đã đạt được trong đời sống tâm linh, các cá nhân còn có thể đóng góp thêm bằng những hành động hiệu quả nhất như: bảo vệ rừng, chuyển sang ăn chay, giảm tiêu thụ, chuyển hóa rác, sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo, hạn chế việc đi lại bằng máy bay, và sử dụng phương tiện công cộng. Mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi cho tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới công nhận và công khai lên tiếng về trách nhiệm chung của tất cả mọi người trên hành tinh này trong việc bảo vệ môi trường sống vì lợi ích của tất cả chúng ta, cho hôm nay và cho cả mai sau.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi kêu gọi tất cả các Bên tham gia đàm phán tại Paris:
Luôn lưu tâm đến các khía cạnh đạo đức liên quan đến biến đổi khí hậu, như đã nêu trong điều 3 của Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC).
Đồng ý chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang hướng sử dụng 100% năng lượng sạch và có khả năng tái tạo.
Quyết tâm thu hẹp khoảng cách về mục tiêu khí thải mà các quốc gia đã cam kết và đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu được duy trì ở mức dưới 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Đi đến một cam kết chung về tăng cường nguồn lực tài chính trên mức 100 tỷ đô-la mà các nước phát triển đã cam kết đóng góp tại Copenhagen năm 2009, thông qua Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phát thải carbon thấp trên toàn cầu.
Thời điểm hành động là bây giờ.
Đồng ký tên:
Đức Đạt-lai Lạt-ma Tenzing Gyatso
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Vị thầy sáng lập Làng Mai (Pháp), nhiều tu viện và cộng đồng Phật Giáo Dấn thân toàn cầu
Đức Gyalwang Karmapa thứ 17
Người đứng đầu của dòng phái Karma Kagyu
Hòa thượng Dharmasen Mahathero
Đức Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Bangladesh
Ngài Hakuga Murayama
Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo trẻ Nhật Bản (JYBA)
Ngài Jaseung Sunim
Trưởng Tông phái Tào Khê (Jogye Order) Phật giáo Hàn Quốc
Hòa thượng Bhante B. Sri Saranankara Nayaka Maha Thera
Giáo hội Phật giáo Malaysia
Hòa thượng Khamba Lama Gabju Demberel
Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Mông Cổ
Hòa thượng Bhaddanta Kumarabhivamsa
Đức Tăng thống, Chủ tịch Ủy ban Tăng đoàn Nhà nước Maha Nāyaka, Myanmar
Hòa thượng Agga Maha Panditha Dawuldena Gnanissara Maha Nayaka Thera
Đức Tăng Thống của Amarapura Maha Nikaya, Sri Lanka
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngài Lama Lobzang
Tổng thư ký Liên đoàn Phật giáo Thế giới (IBC)
Ngài Olivier Reigen Wang-gen
Chủ tịch, Tổng hội Phật giáo Pháp (UBF)
Ngài Bhikku Bodhi
Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ
Công chúa Ashi Kesang Wangmo Wangchuk
Bhutan
Buddhist Climate Change Statement
to World Leaders
October 29th, 2015
We, the undersigned Buddhist leaders, come together prior to the 21st Session of the Conference of Parties (COP21) to the UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) in Paris, in order to add our voices to the growing calls for world leaders to cooperate with compassion and wisdom and reach an ambitious and effective climate agreement.
We are at a crucial crossroads where our survival and that of other species is at stake as a result of our actions. There is still time to slow the pace of climate change and limit its impacts, but to do so, the Paris summit will need to put us on a path to phase out fossil fuels. We must ensure the protection of the most vulnerable, through visionary and comprehensive mitigation and adaptation measures.
Our concern is founded on the Buddha’s realization of dependent co-arising, which interconnects all things in the universe. Understanding this interconnected causality and the consequences of our actions are critical steps in reducing our environmental impact. Cultivating the insight of interbeing and compassion, we will be able to act out of love, not fear, to protect our planet. Buddhist leaders have been speaking about this for decades. However, everyday life can easily lead us to forget that our lives are inextricably interwoven with the natural world through every breath we take, the water we drink, and the food we eat. Through our lack of insight, we are destroying the very life support systems that we and all other living beings depend on for survival.
We believe it imperative that the global Buddhist community recognize both our dependence on one another as well as on the natural world. Together, humanity must act on the root causes of this environmental crisis, which is driven by our use of fossil fuels, unsustainable consumption patterns, lack of awareness, and lack of concern about the consequences of our actions.
We strongly support “The Time to Act is Now: A Buddhist Declaration on Climate Change,” which is endorsed by a diverse and global representation of Buddhist leaders and Buddhist sanghas. We also welcome and support the climate change statements of other religious traditions. These include Pope Francis’s encyclical earlier this year, Laudato Si’: On Care for Our Common Home, the Islamic Declaration on Climate Change, as well as the upcoming Hindu Declaration on Climate Change. We are united by our concern to phase out fossil fuels, to reduce our consumption patterns, and the ethical imperative to act against both the causes and the impacts of climate change, especially on the world’s poorest.
To this end, we urge world leaders to generate the political will to close the emissions gap left by country climate pledges and ensure that the global temperature increase remains below 1.5 degrees Celsius, relative to pre-industrial levels. We also ask for a common commitment to scale up climate finance, so as to help developing countries prepare for climate impacts and to help us all transition to a safe, low carbon future.
The good news is that there is a unique opportunity at the Paris climate negotiations to create a turning point. Scientists assure us that limiting the rise in the global average temperature to less than 1.5 degrees Celsius is technologically and economically feasible. Phasing out fossil fuels and moving toward 100 percent renewable and clean energy will not only spur a global, low-carbon transformation, it will also help us to embark on a much-needed path of spiritual renewal. In addition to our spiritual progression, in line with UN recommendations, some of the most effective actions individuals can take are to protect our forests, move toward a plant-based diet, reduce consumption, recycle, switch to renewables, fly less, and take public transport. We can all make a difference.
We call on world leaders to recognize and address our universal responsibility to protect the web of life for the benefit of all, now and for the future.
For these reasons, we call on all Parties in Paris:
To be guided by the moral dimensions of climate change as indicated in Article 3 of the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC).
To agree to phase out fossil fuels and move towards 100 percent renewables and clean energy.
To create the political will to close the emissions gap left by country climate pledges so as to ensure that the global temperature increase remains below 1.5 degrees Celsius, relative to pre-industrial levels.
To make a common commitment to increase finance above the US$100 billion agreed in Copenhagen in 2009, including through the Green Climate Fund (GCF), to help vulnerable developing countries prepare for climate impacts and transition towards a low-carbon economy.
The time to act is now.
Yours sincerely,
His Holiness the Dalai Lama Tenzing Gyatso, 14th Dalai Lama
Zen Master Thich Nhat Hanh, Patriarch of the Plum Village International Community of Engaged Buddhists
His Holiness the 17th Gyalwang Karmapa, Head of the Karma Kagyu
His Holiness Dr. Dharmasen Mahathero, The Supreme Patriarch (Sangharaja) of the Bangladesh Sangha
Rev. Hakuga Murayama, President, All Japan Young Buddhist Association (JYBA)
His Eminence Jaseung Sunim, President, Jogye Order of Korean Buddhism
Bhante B. Sri Saranankara Nayaka Maha Thera, Chief Adhikarana Sangha Nayaka of Malaysia , Kuala Lumpur, Malaysia
His Eminence Rev. Khamba Lama Gabju Demberel, The Supreme Head of Mongolian Buddhists
His Holiness Dr. Bhaddanta Kumarabhivamsa, Sangharaja, and Chairman State Sangha Maha Nāyaka Committee, Myanmar
His Eminence Agga Maha Panditha Dawuldena Gnanissara Maha Nayaka Thera, Mahanayaka Thero, The Supreme Prelate of the Amarapura Maha Nikaya, Sri Lanka
His Holiness Thich Pho Tue, Supreme Patriarch of All Vietnam Buddhist Sangha
Venerable Lama Lobzang, Secretary General of the International Buddhist Confederation (IBC)
Venerable Olivier Reigen Wang-gen, President, Buddhist Union of France (UBF)
Venerable Bhikku Bodhi, President, Buddhist Association of the USA
Royal Highness Ashi Kesang Wangmo Wangchuk, Bhutan.